Mùa nuớc nổi ở Đồng Tháp Mười bắt đầu sớm nhất ở Nam Bộ dọc khoảng tháng 7 âm lịch và cũng rút chậm nhất, thường kéo dài đến tận tháng 10, tháng 11 hàng năm.
Đồng Tháp Mười rộng khoảng 700.000 hecta nằm trọn tả ngạn sông Tiền tiếp giáp với 3 tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp. Theo các nhà nghiên cứu thì quá trình hình thành Đồng Tháp Mười có liên quan mật thiết đến địa hình, nơi đây là vùng trũng nước ngập sớm nhất ,sâu nhất và lâu nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Theo Tiến Sĩ Ngô Văn Bé-Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long : “ Đồng Tháp Mười là kết quả của cuộc vận động kiến tạo cách nay vài trục triệu năm, đã để lại khối sụp lún giữa 2 khối nâng là miền Đông và Đông bắc Campuchia, trong quá trình đó có sự bồi tạo không đồng đều của tự nhiên, do đó, tổng quan Đồng Tháp Mười có dạng hình lồng chảo. Vì vậy khi nước lũ tràn về nó như là hồ tự nhiên, do vậy Đồng Tháp Mười bị lụt sớm và rút chậm”
Lúc cư dân đầu tiên đến khai phá Đồng Tháp Mười cách đây 300 năm, theo chu kì mỗi năm người dân sẽ phải sống đến 4-5 tháng chung với nước lũ. Chắc ít có nơi nào mà mùa nước nổi mang đến nhiều nguồn lợi cho người dân như ở Đồng Tháp Mười, một thời cá đồng là nguồn thu hoạch lớn cho người nông dân chỉ đứng sau cây lúa.
Cá ĐBSCL rất nhiều, có thể nói nghề cá là nghề đầu tiên, và có thể ví như dưới thời vua Minh mạng thì số thuế cá khai thác được là cao và gần như xuất khẩu sang các nước Singapo, Hongkong, ghe xuồng các xã thuộc Đồng Tháp Mười hầu hết dùng để khai thác cá.
Gia đình ông Nguỵễn Văn Tái vẫn còn sống bằng nghể đống đáy, tới nay đời con cháu cũng còn giữ lấy nghề, lúc đương thời ông chẳng phải đi xa, mà chỉ cần đậu ghe thả lưới ngay tại bến sông nhà.
Tuy trữ lượng các loại thuỷ sản ở Đồng Tháp Mười vào mùa nước nổi hiện không còn dồi dào như trước, nhưng nó vẫn là nguồn lợi không thể thiếu của cư dân nơi này. Ngư cụ đánh bắt của bà con khá đa dạng, tuỳ theo loài cá và cả thời vụ như đầu, giữa hay cuối mùa con nước. Cách đánh bắt phổ biến vào mùa nước nổi hiện nay là đặt nhóm, cách này khá đơn giản chỉ cần vài miếng đăm và một cái lọt ,mỗi ngày có thể thu hoạch 2 lần. "Gió" là một trong những ngư cụ đánh bắt truyền thống của người dân ở vùng Đồng Tháp Mười, gió được người dân đặt cố định để hứng cá theo dòng chảy của dòng sông ngòi kênh rạch . Theo kinh nghiệm sở trường, mỗi người có cách sử dụng ngư cụ đánh bắt khác nhau, lưới giăng ở đây thường dùng để đánh bắt cá rô, một loài cá vẫn còn trữ lượng khá nhiều ở vùng Đồng Tháp Mười. Nơi đây, nhiều loại công cụ đánh bắt truyền thống vẫn còn tỏ ra hữu dụng.
Cho tới nay vẫn chưa có loại công cụ nào hữu dụng hơn là dùng ống trúm để đặt lươn trong mùa nước nổi, bao đời nay người dân vùng quê này đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm để mưu sinh vào mùa nước nổi .Họ biết nơi nào nhiều tôm cá và con nước nào ra đồng thuận lợi . Giữa trời nước mênh mông, họ vẫn nhận ra chỗ nông sâu, gò đất cao hay giăng cây quen thuộc để ghé xuồng tránh khi sóng to gió lớn, những hình ảnh này chắc sẽ gợi lên cho ta nhiều điều về tính cách người dân vùng Đồng Tháp Mười khi làm ăn vào mùa nước nổi.
Mùa hoa điên điển
Hái bông điên điển là công việc nhẹ nhàng, thường dành cho những cô thôn nữ. Năm nào nước lớn thì loại cây này cũng trổ bông nhiều hơn, loài hoa màu vàng này là một loại rau sạch đặc sản của vùng Đồng Tháp Mười vào mùa nước nổi bông điên điển thường được ăn cùng với cá linh kho lạt hoặc mắm kho từ lâu đã trở thành mặt hàng thương phẩm.
Bông điên điển, bông súng là những loài rau thường hiện diện trong bữa cơm của mỗi gia đình.
Mùa nước nổi, rau tự nhiên của vùng này vô cùng phong phú, vùng Đồng Tháp Mười được mệnh danh là xứ sở của sen hồng.
Ngày xưa, cây sen là loài mọc tự nhiên, có thể lấy lá gói bánh, ngó dùng để nấu canh , xào, bông thì để trưng bày cho đẹp. Sau khi khai hoang thì cây Sen là một trong những cây trồng của tỉnh Đồng Tháp mang lại hiệu quả kinh tế cao
Thời hội nhập, loại cây gắn với quá trình hình thành vùng Đồng Tháp Mười làm đẹp cho quê hương xứ sở gợi nguồn cảm hứng thơ ca càng tỏ rỏ vị thế đời sống trong lòng công dân , Cây sen đã mở thêm hướng làm ăn mới giúp bà con thoát nghèo ngay trên đồng ruộng quê mình, Anh Nguyễn Văn Tân cho biết anh đã trồng sen đã được trên một năm, hiệu quả kinh tế tương đối cao một mẫu sen nếu thu hoạch đợt đầu, trừ chi phí hết là lợi nhụân 25-30 triệu đồng, Sen trồng không phải thu hoạch một lần mà có thể 3 lần. Ngoài hương sen có thể thưởng thức ngay tại chổ còn nhiều món ẩm thực chế biến từ Sen, như ngó sen làm gỏi, hạt sen hầm thịt, và chè hạt sen.
Ở Đồng Tháp Mười có một loại cây tràm , có thể dùng làm vật liệu chính để cất nhà, theo các nhà khoa học trồng tràm còn có tác dụng làm cho đất bớt giậy phèn, ngăn lũ trong mùa nước nổi.
Rừng Tràm nguyên sinh
Du khách vẫn chọn đến Đồng Tháp Mười đến rừng tràm, tham quan hệ sinh thái vùng Đồng Tháp Mười vào mùa nước nổi, khu du lịch Gáo dầu thuộc huyện cao lãnh của Tỉnh Đồng Tháp được ví như một Đồng Tháp Mười thu nhỏ, khu du lịch này rộng đến 1700 hecta , trong đó có 250 hecta rừng tràm nguyên sinh .
Có một điểm di tích lịch sử nằm ở trung tâm Đồng Tháp Mười và du khách cũng đến vào mùa nước nổi.
Mùa nước nổi giờ đây không thiếu những cánh đồng lúa trĩu bông, Mùa nước nổi cũng là thời vụ làm ăn của nhiều làng nghề truyền thống , Ở đồng bằng sông nước, việc đóng ghe xuồng là nghề hầu như diễn ra quanh năm, nhưng chính vụ vẫn là đầu mùa nước nổi.
Mùa nước nổi vùng Đồng Tháp Mười đem lại cho người dân biết bao nguồn lợi, giúp cho biết bao hộ gia đình có thêm công việc để mưu sinh
[img][/img][quote]
Đồng Tháp Mười rộng khoảng 700.000 hecta nằm trọn tả ngạn sông Tiền tiếp giáp với 3 tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp. Theo các nhà nghiên cứu thì quá trình hình thành Đồng Tháp Mười có liên quan mật thiết đến địa hình, nơi đây là vùng trũng nước ngập sớm nhất ,sâu nhất và lâu nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Theo Tiến Sĩ Ngô Văn Bé-Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long : “ Đồng Tháp Mười là kết quả của cuộc vận động kiến tạo cách nay vài trục triệu năm, đã để lại khối sụp lún giữa 2 khối nâng là miền Đông và Đông bắc Campuchia, trong quá trình đó có sự bồi tạo không đồng đều của tự nhiên, do đó, tổng quan Đồng Tháp Mười có dạng hình lồng chảo. Vì vậy khi nước lũ tràn về nó như là hồ tự nhiên, do vậy Đồng Tháp Mười bị lụt sớm và rút chậm”
Lúc cư dân đầu tiên đến khai phá Đồng Tháp Mười cách đây 300 năm, theo chu kì mỗi năm người dân sẽ phải sống đến 4-5 tháng chung với nước lũ. Chắc ít có nơi nào mà mùa nước nổi mang đến nhiều nguồn lợi cho người dân như ở Đồng Tháp Mười, một thời cá đồng là nguồn thu hoạch lớn cho người nông dân chỉ đứng sau cây lúa.
Cá ĐBSCL rất nhiều, có thể nói nghề cá là nghề đầu tiên, và có thể ví như dưới thời vua Minh mạng thì số thuế cá khai thác được là cao và gần như xuất khẩu sang các nước Singapo, Hongkong, ghe xuồng các xã thuộc Đồng Tháp Mười hầu hết dùng để khai thác cá.
Gia đình ông Nguỵễn Văn Tái vẫn còn sống bằng nghể đống đáy, tới nay đời con cháu cũng còn giữ lấy nghề, lúc đương thời ông chẳng phải đi xa, mà chỉ cần đậu ghe thả lưới ngay tại bến sông nhà.
Tuy trữ lượng các loại thuỷ sản ở Đồng Tháp Mười vào mùa nước nổi hiện không còn dồi dào như trước, nhưng nó vẫn là nguồn lợi không thể thiếu của cư dân nơi này. Ngư cụ đánh bắt của bà con khá đa dạng, tuỳ theo loài cá và cả thời vụ như đầu, giữa hay cuối mùa con nước. Cách đánh bắt phổ biến vào mùa nước nổi hiện nay là đặt nhóm, cách này khá đơn giản chỉ cần vài miếng đăm và một cái lọt ,mỗi ngày có thể thu hoạch 2 lần. "Gió" là một trong những ngư cụ đánh bắt truyền thống của người dân ở vùng Đồng Tháp Mười, gió được người dân đặt cố định để hứng cá theo dòng chảy của dòng sông ngòi kênh rạch . Theo kinh nghiệm sở trường, mỗi người có cách sử dụng ngư cụ đánh bắt khác nhau, lưới giăng ở đây thường dùng để đánh bắt cá rô, một loài cá vẫn còn trữ lượng khá nhiều ở vùng Đồng Tháp Mười. Nơi đây, nhiều loại công cụ đánh bắt truyền thống vẫn còn tỏ ra hữu dụng.
Cho tới nay vẫn chưa có loại công cụ nào hữu dụng hơn là dùng ống trúm để đặt lươn trong mùa nước nổi, bao đời nay người dân vùng quê này đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm để mưu sinh vào mùa nước nổi .Họ biết nơi nào nhiều tôm cá và con nước nào ra đồng thuận lợi . Giữa trời nước mênh mông, họ vẫn nhận ra chỗ nông sâu, gò đất cao hay giăng cây quen thuộc để ghé xuồng tránh khi sóng to gió lớn, những hình ảnh này chắc sẽ gợi lên cho ta nhiều điều về tính cách người dân vùng Đồng Tháp Mười khi làm ăn vào mùa nước nổi.
Mùa hoa điên điển
Hái bông điên điển là công việc nhẹ nhàng, thường dành cho những cô thôn nữ. Năm nào nước lớn thì loại cây này cũng trổ bông nhiều hơn, loài hoa màu vàng này là một loại rau sạch đặc sản của vùng Đồng Tháp Mười vào mùa nước nổi bông điên điển thường được ăn cùng với cá linh kho lạt hoặc mắm kho từ lâu đã trở thành mặt hàng thương phẩm.
Bông điên điển, bông súng là những loài rau thường hiện diện trong bữa cơm của mỗi gia đình.
Mùa nước nổi, rau tự nhiên của vùng này vô cùng phong phú, vùng Đồng Tháp Mười được mệnh danh là xứ sở của sen hồng.
Ngày xưa, cây sen là loài mọc tự nhiên, có thể lấy lá gói bánh, ngó dùng để nấu canh , xào, bông thì để trưng bày cho đẹp. Sau khi khai hoang thì cây Sen là một trong những cây trồng của tỉnh Đồng Tháp mang lại hiệu quả kinh tế cao
Thời hội nhập, loại cây gắn với quá trình hình thành vùng Đồng Tháp Mười làm đẹp cho quê hương xứ sở gợi nguồn cảm hứng thơ ca càng tỏ rỏ vị thế đời sống trong lòng công dân , Cây sen đã mở thêm hướng làm ăn mới giúp bà con thoát nghèo ngay trên đồng ruộng quê mình, Anh Nguyễn Văn Tân cho biết anh đã trồng sen đã được trên một năm, hiệu quả kinh tế tương đối cao một mẫu sen nếu thu hoạch đợt đầu, trừ chi phí hết là lợi nhụân 25-30 triệu đồng, Sen trồng không phải thu hoạch một lần mà có thể 3 lần. Ngoài hương sen có thể thưởng thức ngay tại chổ còn nhiều món ẩm thực chế biến từ Sen, như ngó sen làm gỏi, hạt sen hầm thịt, và chè hạt sen.
Ở Đồng Tháp Mười có một loại cây tràm , có thể dùng làm vật liệu chính để cất nhà, theo các nhà khoa học trồng tràm còn có tác dụng làm cho đất bớt giậy phèn, ngăn lũ trong mùa nước nổi.
Rừng Tràm nguyên sinh
Du khách vẫn chọn đến Đồng Tháp Mười đến rừng tràm, tham quan hệ sinh thái vùng Đồng Tháp Mười vào mùa nước nổi, khu du lịch Gáo dầu thuộc huyện cao lãnh của Tỉnh Đồng Tháp được ví như một Đồng Tháp Mười thu nhỏ, khu du lịch này rộng đến 1700 hecta , trong đó có 250 hecta rừng tràm nguyên sinh .
Có một điểm di tích lịch sử nằm ở trung tâm Đồng Tháp Mười và du khách cũng đến vào mùa nước nổi.
Mùa nước nổi giờ đây không thiếu những cánh đồng lúa trĩu bông, Mùa nước nổi cũng là thời vụ làm ăn của nhiều làng nghề truyền thống , Ở đồng bằng sông nước, việc đóng ghe xuồng là nghề hầu như diễn ra quanh năm, nhưng chính vụ vẫn là đầu mùa nước nổi.
Mùa nước nổi vùng Đồng Tháp Mười đem lại cho người dân biết bao nguồn lợi, giúp cho biết bao hộ gia đình có thêm công việc để mưu sinh
[img][/img][quote]