Năm 2010 là năm cuối thực hiện nghị quyết Đại hội
lần thứ VIII Đảng bộ tỉnh và kế hoạch 05 năm 2006 – 2010. Chính vì thế, UBND tỉnh quyết tâm chỉ đạo, điều hành thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đề ra. Nhân ngày đầu năm mới, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc 10 chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Đồng Tháp năm 2010.
1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 13%
Mặc dù chịu tác động mạnh của suy giảm kinh tế nhưng tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh ta cao hơn gấp 2 lần so với bình quân cả nước. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế 11,09%, Đồng Tháp tiếp tục dẫn đầu các tỉnh, thành trong khu vực ĐBSCL.
Kết quả này thể hiện của sự quyết tâm trong chỉ đạo điều hành của các ngành, các cấp và sáng tạo vượt bậc của nhân dân tỉnh nhà trong việc nâng cao chất lượng tăng trưởng, quy mô kinh tế và khả năng thu hút các nguồn lực vào tỉnh, giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Đây là cơ sở và là tiền đề quan trọng để Đồng Tháp đặt chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế 13% trong năm 2010, góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội lần thứ VIII Đảng bộ tỉnh và kế hoạch 05 năm 2006 – 2010.
2. Sản lượng lúa trên 2,6 triệu tấn
Nhờ áp dụng tốt các tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất nên năng suất lúa bình quân cả năm ước đạt 58,68 tạ/ha, tăng 0,58tạ/ha so năm 2008; sản lượng lúa đạt khoảng 2,645 triệu tấn, bằng 107,11% kế hoạch.
Năm 2010, tỉnh chủ trương giữ vững sản lượng luá ở mức trên 2,6 triệu tấn, trong đó sẽ giảm diện tích, chú trọng nâng luá chất lượng cao lên trên 70%, tăng 10% so với năm trước nhằm mang lại kết quả thiết thực cả về sản lượng và giá trị.
Để thực hiện mục tiêu này, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành và địa phương thực hiện tốt công tác hướng dẫn nông dân sản xuất theo quy trình tiên tiến, chú trọng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao hiệu quả sản xuất lúa gạo. Tăng cường công tác liên kết các cơ sở sản xuất giống, hình thành các hiệp hội sản xuất giống; chủ động phòng chống thiên tai, bão lũ, dịch bệnh cũng là những giải pháp quan trọng góp phần giữ vững sản lượng, nâng cao chất lượng luá, đảm bảo an ninh lương thực và nâng cao đời sống người dân ở vùng nông thôn.
3. Sản lượng thuỷ sản nuôi 323 ngàn tấn
Với chỉ tiêu này, sản lượng thuỷ sản nuôi tăng khoảng 38.000 tấn so với năm 2009. Không chỉ đặt mục tiêu tăng về sản lượng, tỉnh sẽ tập trung nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tăng nhanh tỷ trọng chăn nuôi thuỷ sản trong cơ cấu ngành theo hướng an toàn, bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái.
Như vậy, diện tích nuôi trồng thuỷ sản năm 2010 là 8.872ha. Sản lượng thuỷ sản 336.000 tấn, trong đó, sản lượng nuôi 323.000 tấn (cá tra 285.000 tấn, tôm 3.000 tấn), khai thác 13.000 tấn.
Giải pháp được đặt ra là phải đầu tư đồng bộ các công trình hạ tầng thuỷ lợi phục vụ vùng nuôi trồng thuỷ sản gắn với phục vụ đa mục tiêu, nhất là ở vùng nuôi bãi bồi trọng điểm tập trung; tăng cường kiểm tra, cấp phép và quản lý chặt quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản, đảm bảo kiểm soát ô nhiễm nguồn nước; hướng dẫn xây dựng vùng nuôi kết hợp với tập huấn kỹ thuật, quy trình nuôi thuỷ sản an toàn, cấp giấy chứng nhận sản phẩm an toàn, vùng nuôi an toàn theo tiêu chuẩn SQF; phân kỳ hợp lý mùa vụ thu hoạch để chủ động ở khâu tiêu thụ, hạn chế việc thừa thiếu sản lượng cục bộ trong từng thời điểm, tạo thuận lợi cho các nhà máy chế biến hoạt động ổn định, liên tục suốt năm.
3. Kim ngạch xuất khẩu đạt 445 triệu USD
Yrong năm 2010, tỉnh chủ trương củng cố và giữ vững thị trường xuất khẩu hiện có, tiếp tục mở rộng thêm nhiều thị trường mới, nhất là xuất khẩu gạo sang Trung Đông, Châu Phi, hàng thuỷ sản vào thị trường Hàn Quốc và Trung Quốc.
Để đạt được chỉ tiêu này, xuất khẩu thuỷ sản đóng vai trò rất quan trọng, với giá trị xuất khẩu chiếm trên 60% tổng kim ngạch xuất khẩu (275 triệu USD), đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu như: gạo, bánh phồng tôm và các sản phẩm may mặc.
Tăng cường, nâng cao công tác xúc tiến thương mại, đầu tư; thực hiện tốt công tác hỗ trợ, tư vấn, cung cấp thông tin, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá trong và ngoài nước; phát huy hiệu quả hoạt động sàn giao dịch thương mại điện tử của tỉnh là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu trên, đóng góp quan trọng vào việc phát triển kinh tế.
4. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông 80%
Năm học 2008 - 2009, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông là 64,76%, giảm 10,21%, so với năm 2008. Với kết quả này, chất lượng giáo dục của tỉnh được nhìn nhận là chưa đồng bộ.
Để nâng cao chất lượng giáo dục, nhất là nâng tỷ lệ đỗ tốt nghiệp trung học phổ thông tăng trên 15% so với năm học trước, đòi hỏi ngành giáo dục phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ.
Không ngừng nghiên cứu đổi mới phương pháp giảng dạy, phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh được xem là giải pháp quan trọng, kế đến là tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên đảm bảo đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ là các giải pháp quan trọng.
Ngoài ra, ngành giáo dục cũng sẽ tổ chức tốt công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nội dung, chương trình và biên chế năm học, giám sát chặt chẽ việc thi cử đảm bảo tính nghiêm túc, phản ánh đúng thực chất v.v..
5. Tạo việc làm mới và việc làm thêm 40.000 lao động
Trong năm 2009, mặc dù chịu sự tác động mạnh của suy giảm kinh tế nhưng nhờ thực hiện tốt mục tiêu gắn phát triển kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội nên các cấp, các ngành trong tỉnh cũng đã giải quyết việc làm cho gần 42.000 lao động; tình trạng lao động bị mất việc, thiếu việc làm chỉ xảy ra trong những tháng đầu năm và mau chóng ổn định trở lại.
Để tạo việc làm mới và việc làm thêm 40.000 lao động trong năm 2010, một trong những giải pháp được tỉnh đề ra là tăng cường thông tin về thị trường lao động, tư vấn, giới thiệu việc làm, liên kết cung ứng lao động đi làm việc ngoài tỉnh, phối hợp chặt chẽ với các Cty xuất khẩu lao động, thực hiện tốt kế hoạch đưa người lao động của tỉnh đi làm việc ở nước ngoài; tổ chức tốt các sàn giao dịch việc làm, đồng thời đầu tư nâng cao năng lực và cơ sở vật chất, trang thiết bị của các Trung tâm Giới thiệu việc làm, đáp ứng yêu cầu về tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động.
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các Trường Trung cấp nghề, tiếp tục thực hiện tốt dự án đào tạo nghề cho người lao động, đề án nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh; đẩy mạnh các hình thức dạy nghề cho lao động nông thôn, dạy nghề theo địa chỉ cho các doanh nghiệp, gắn công tác dạy nghề với tạo việc làm tại chỗ.
6. Tỷ lệ hộ nghèo còn 4,5%
Đến cuối năm 2009, toàn tỉnh có 39.093 hộ thoát nghèo; tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh từ 13,59% đầu năm 2006 xuống còn 5,69% cuối năm 2009, giảm trên 7%. Số hộ nghèo đến thời điểm cuối năm 2009 là 22.867 hộ và 52.118 hộ thuộc diện cận nghèo. Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, thu nhập hộ nghèo tăng đáng kể (gần 1,2 lần so với năm 2005).
Mục tiêu phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 5,69% năm 2009 xuống còn 4,5% vào cuối năm 2010, cơ bản không còn hộ nghèo thuộc diện chính sách, người có công, thu nhập hộ nghèo tăng 1,45 lần so với năm 2005.
Để thực hiện mục tiêu này, UBND tỉnh tiếp tục đề ra giải pháp chỉ đạo các ngành và địa phương trong tỉnh tăng cường sự lãnh đạo của các cấp chính quyền và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp; tạo sự chuyển biến mang tính đột phá mới trong khâu hỗ trợ tín dụng ưu đãi, gắn hoạt động tín dụng với hoạt động khuyến nông – lâm – ngư – công và hướng dẫn làm ăn cho hộ nghèo, người nghèo; tăng cường công tác quản lý vốn và cho vay vốn; đẩy mạnh chương trình tạo việc làm thông qua chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong chương trình phát triển kinh - xã hội; giải quyết cơ bản nhu cầu việc làm, tạo thu nhập ổn định cho nông dân và hộ nghèo.
7. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm còn 1,0%
Giải pháp được đề ra là thực hiện tốt chủ trương quy mô gia đình ít con (có 01 hoặc 02 con), tiến tới ổn định quy mô dân số ở mức hợp lý; mở rộng và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực dân số, gia đình, gắn với nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình.
Năm 2010, tỷ lệ các cặp vợ chồng áp dụng các biện pháp tránh thai đạt 78%; tỷ suất sinh thô giảm khoảng 0,3%o/năm; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,0%; quy mô dân số khoảng 1,678 triệu người.
8. Tỷ lệ hộ dân sử dụng lưới điện 99%
Năm 2009, sản lượng điện thương phẩm cung ứng ước thực hiện 950 triệu KWh, tăng 24%, đạt 111,76% kế hoạch; tỷ lệ hộ dân sử dụng điện đạt 98,7%.
Công tác cải tạo và phát triển lưới điện được tăng cường thực hiện, ưu tiên cho khu vực sản xuất, trong đó, đã xây dựng mới trạm biến áp 110 kv khu công nghiệp Trần Quốc Toản, nâng cấp trạm biến áp 110 kv Thạnh Hưng, trạm biến áp 110 kv Sa Đéc, khảo sát đường dây - trạm biến áp 110 kv sông Hậu…
Năm 2010, tỉnh sẽ tăng cường công tác quản lý nhà nước về điện, phát triển mạng lưới điện theo quy hoạch, đảm bảo an toàn, chất lượng, phục vụ tốt nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, nhất là nhu cầu điện năng ở các khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu.
9. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm còn 18%
Đảm bảo nâng cấp cơ sở vật chất, cung cấp đầy đủ trang thiết bị y tế, thuốc men phục vụ chăm sóc sức khỏe thiết yếu cho nhân dân, đặc biệt là nhóm bà mẹ và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi; đáp ứng một cách cơ bản nguồn nhân lực y tế cho các hoạt động khám chữa bệnh và phòng chống dịch bệnh.
Duy trì hoạt động của mạng lưới dịch vụ xã hội về truyền thông - giáo dục - tư vấn bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em cho gia đình và cộng đồng; thực hiện có hiệu quả việc lồng ghép, phối hợp liên ngành trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
10. Tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước sạch đạt 85%, thành thị đạt 96%; tỷ lệ rác thải đô thị được thu gom và xử lý 90%; rác thải y tế được thu gom và xử lý 100%
Để đạt được các chỉ tiêu về môi trường, trong năm 2010, tỉnh sẽ tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường, chú trọng công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của toàn xã hội về bảo vệ môi trường.
Công tác bảo vệ môi trường được thực hiện từ khâu thẩm định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch, các dự án đầu tư; giám sát chặt chẽ việc thực hiện để ngăn chặn ô nhiễm môi trường. Thực hiện tốt các quy định về khai thác cát sông, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp khai thác cát sông không phép, không đúng quy định; triển khai xây dựng Đề án phòng tránh,
khắc phục hậu quả thiên tai, ứng phó và giảm nhẹ ảnh hưởng tiêu cực do biến đổi khí hậu toàn cầu.
Công Minh
lần thứ VIII Đảng bộ tỉnh và kế hoạch 05 năm 2006 – 2010. Chính vì thế, UBND tỉnh quyết tâm chỉ đạo, điều hành thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đề ra. Nhân ngày đầu năm mới, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc 10 chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Đồng Tháp năm 2010.
1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 13%
Mặc dù chịu tác động mạnh của suy giảm kinh tế nhưng tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh ta cao hơn gấp 2 lần so với bình quân cả nước. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế 11,09%, Đồng Tháp tiếp tục dẫn đầu các tỉnh, thành trong khu vực ĐBSCL.
Kết quả này thể hiện của sự quyết tâm trong chỉ đạo điều hành của các ngành, các cấp và sáng tạo vượt bậc của nhân dân tỉnh nhà trong việc nâng cao chất lượng tăng trưởng, quy mô kinh tế và khả năng thu hút các nguồn lực vào tỉnh, giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Đây là cơ sở và là tiền đề quan trọng để Đồng Tháp đặt chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế 13% trong năm 2010, góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội lần thứ VIII Đảng bộ tỉnh và kế hoạch 05 năm 2006 – 2010.
2. Sản lượng lúa trên 2,6 triệu tấn
Nhờ áp dụng tốt các tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất nên năng suất lúa bình quân cả năm ước đạt 58,68 tạ/ha, tăng 0,58tạ/ha so năm 2008; sản lượng lúa đạt khoảng 2,645 triệu tấn, bằng 107,11% kế hoạch.
Năm 2010, tỉnh chủ trương giữ vững sản lượng luá ở mức trên 2,6 triệu tấn, trong đó sẽ giảm diện tích, chú trọng nâng luá chất lượng cao lên trên 70%, tăng 10% so với năm trước nhằm mang lại kết quả thiết thực cả về sản lượng và giá trị.
Để thực hiện mục tiêu này, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành và địa phương thực hiện tốt công tác hướng dẫn nông dân sản xuất theo quy trình tiên tiến, chú trọng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao hiệu quả sản xuất lúa gạo. Tăng cường công tác liên kết các cơ sở sản xuất giống, hình thành các hiệp hội sản xuất giống; chủ động phòng chống thiên tai, bão lũ, dịch bệnh cũng là những giải pháp quan trọng góp phần giữ vững sản lượng, nâng cao chất lượng luá, đảm bảo an ninh lương thực và nâng cao đời sống người dân ở vùng nông thôn.
3. Sản lượng thuỷ sản nuôi 323 ngàn tấn
Với chỉ tiêu này, sản lượng thuỷ sản nuôi tăng khoảng 38.000 tấn so với năm 2009. Không chỉ đặt mục tiêu tăng về sản lượng, tỉnh sẽ tập trung nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tăng nhanh tỷ trọng chăn nuôi thuỷ sản trong cơ cấu ngành theo hướng an toàn, bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái.
Như vậy, diện tích nuôi trồng thuỷ sản năm 2010 là 8.872ha. Sản lượng thuỷ sản 336.000 tấn, trong đó, sản lượng nuôi 323.000 tấn (cá tra 285.000 tấn, tôm 3.000 tấn), khai thác 13.000 tấn.
Giải pháp được đặt ra là phải đầu tư đồng bộ các công trình hạ tầng thuỷ lợi phục vụ vùng nuôi trồng thuỷ sản gắn với phục vụ đa mục tiêu, nhất là ở vùng nuôi bãi bồi trọng điểm tập trung; tăng cường kiểm tra, cấp phép và quản lý chặt quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản, đảm bảo kiểm soát ô nhiễm nguồn nước; hướng dẫn xây dựng vùng nuôi kết hợp với tập huấn kỹ thuật, quy trình nuôi thuỷ sản an toàn, cấp giấy chứng nhận sản phẩm an toàn, vùng nuôi an toàn theo tiêu chuẩn SQF; phân kỳ hợp lý mùa vụ thu hoạch để chủ động ở khâu tiêu thụ, hạn chế việc thừa thiếu sản lượng cục bộ trong từng thời điểm, tạo thuận lợi cho các nhà máy chế biến hoạt động ổn định, liên tục suốt năm.
3. Kim ngạch xuất khẩu đạt 445 triệu USD
Yrong năm 2010, tỉnh chủ trương củng cố và giữ vững thị trường xuất khẩu hiện có, tiếp tục mở rộng thêm nhiều thị trường mới, nhất là xuất khẩu gạo sang Trung Đông, Châu Phi, hàng thuỷ sản vào thị trường Hàn Quốc và Trung Quốc.
Để đạt được chỉ tiêu này, xuất khẩu thuỷ sản đóng vai trò rất quan trọng, với giá trị xuất khẩu chiếm trên 60% tổng kim ngạch xuất khẩu (275 triệu USD), đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu như: gạo, bánh phồng tôm và các sản phẩm may mặc.
Tăng cường, nâng cao công tác xúc tiến thương mại, đầu tư; thực hiện tốt công tác hỗ trợ, tư vấn, cung cấp thông tin, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá trong và ngoài nước; phát huy hiệu quả hoạt động sàn giao dịch thương mại điện tử của tỉnh là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu trên, đóng góp quan trọng vào việc phát triển kinh tế.
4. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông 80%
Năm học 2008 - 2009, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông là 64,76%, giảm 10,21%, so với năm 2008. Với kết quả này, chất lượng giáo dục của tỉnh được nhìn nhận là chưa đồng bộ.
Để nâng cao chất lượng giáo dục, nhất là nâng tỷ lệ đỗ tốt nghiệp trung học phổ thông tăng trên 15% so với năm học trước, đòi hỏi ngành giáo dục phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ.
Không ngừng nghiên cứu đổi mới phương pháp giảng dạy, phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh được xem là giải pháp quan trọng, kế đến là tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên đảm bảo đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ là các giải pháp quan trọng.
Ngoài ra, ngành giáo dục cũng sẽ tổ chức tốt công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nội dung, chương trình và biên chế năm học, giám sát chặt chẽ việc thi cử đảm bảo tính nghiêm túc, phản ánh đúng thực chất v.v..
5. Tạo việc làm mới và việc làm thêm 40.000 lao động
Trong năm 2009, mặc dù chịu sự tác động mạnh của suy giảm kinh tế nhưng nhờ thực hiện tốt mục tiêu gắn phát triển kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội nên các cấp, các ngành trong tỉnh cũng đã giải quyết việc làm cho gần 42.000 lao động; tình trạng lao động bị mất việc, thiếu việc làm chỉ xảy ra trong những tháng đầu năm và mau chóng ổn định trở lại.
Để tạo việc làm mới và việc làm thêm 40.000 lao động trong năm 2010, một trong những giải pháp được tỉnh đề ra là tăng cường thông tin về thị trường lao động, tư vấn, giới thiệu việc làm, liên kết cung ứng lao động đi làm việc ngoài tỉnh, phối hợp chặt chẽ với các Cty xuất khẩu lao động, thực hiện tốt kế hoạch đưa người lao động của tỉnh đi làm việc ở nước ngoài; tổ chức tốt các sàn giao dịch việc làm, đồng thời đầu tư nâng cao năng lực và cơ sở vật chất, trang thiết bị của các Trung tâm Giới thiệu việc làm, đáp ứng yêu cầu về tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động.
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các Trường Trung cấp nghề, tiếp tục thực hiện tốt dự án đào tạo nghề cho người lao động, đề án nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh; đẩy mạnh các hình thức dạy nghề cho lao động nông thôn, dạy nghề theo địa chỉ cho các doanh nghiệp, gắn công tác dạy nghề với tạo việc làm tại chỗ.
6. Tỷ lệ hộ nghèo còn 4,5%
Đến cuối năm 2009, toàn tỉnh có 39.093 hộ thoát nghèo; tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh từ 13,59% đầu năm 2006 xuống còn 5,69% cuối năm 2009, giảm trên 7%. Số hộ nghèo đến thời điểm cuối năm 2009 là 22.867 hộ và 52.118 hộ thuộc diện cận nghèo. Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, thu nhập hộ nghèo tăng đáng kể (gần 1,2 lần so với năm 2005).
Mục tiêu phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 5,69% năm 2009 xuống còn 4,5% vào cuối năm 2010, cơ bản không còn hộ nghèo thuộc diện chính sách, người có công, thu nhập hộ nghèo tăng 1,45 lần so với năm 2005.
Để thực hiện mục tiêu này, UBND tỉnh tiếp tục đề ra giải pháp chỉ đạo các ngành và địa phương trong tỉnh tăng cường sự lãnh đạo của các cấp chính quyền và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp; tạo sự chuyển biến mang tính đột phá mới trong khâu hỗ trợ tín dụng ưu đãi, gắn hoạt động tín dụng với hoạt động khuyến nông – lâm – ngư – công và hướng dẫn làm ăn cho hộ nghèo, người nghèo; tăng cường công tác quản lý vốn và cho vay vốn; đẩy mạnh chương trình tạo việc làm thông qua chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong chương trình phát triển kinh - xã hội; giải quyết cơ bản nhu cầu việc làm, tạo thu nhập ổn định cho nông dân và hộ nghèo.
7. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm còn 1,0%
Giải pháp được đề ra là thực hiện tốt chủ trương quy mô gia đình ít con (có 01 hoặc 02 con), tiến tới ổn định quy mô dân số ở mức hợp lý; mở rộng và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực dân số, gia đình, gắn với nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình.
Năm 2010, tỷ lệ các cặp vợ chồng áp dụng các biện pháp tránh thai đạt 78%; tỷ suất sinh thô giảm khoảng 0,3%o/năm; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,0%; quy mô dân số khoảng 1,678 triệu người.
8. Tỷ lệ hộ dân sử dụng lưới điện 99%
Năm 2009, sản lượng điện thương phẩm cung ứng ước thực hiện 950 triệu KWh, tăng 24%, đạt 111,76% kế hoạch; tỷ lệ hộ dân sử dụng điện đạt 98,7%.
Công tác cải tạo và phát triển lưới điện được tăng cường thực hiện, ưu tiên cho khu vực sản xuất, trong đó, đã xây dựng mới trạm biến áp 110 kv khu công nghiệp Trần Quốc Toản, nâng cấp trạm biến áp 110 kv Thạnh Hưng, trạm biến áp 110 kv Sa Đéc, khảo sát đường dây - trạm biến áp 110 kv sông Hậu…
Năm 2010, tỉnh sẽ tăng cường công tác quản lý nhà nước về điện, phát triển mạng lưới điện theo quy hoạch, đảm bảo an toàn, chất lượng, phục vụ tốt nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, nhất là nhu cầu điện năng ở các khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu.
9. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm còn 18%
Đảm bảo nâng cấp cơ sở vật chất, cung cấp đầy đủ trang thiết bị y tế, thuốc men phục vụ chăm sóc sức khỏe thiết yếu cho nhân dân, đặc biệt là nhóm bà mẹ và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi; đáp ứng một cách cơ bản nguồn nhân lực y tế cho các hoạt động khám chữa bệnh và phòng chống dịch bệnh.
Duy trì hoạt động của mạng lưới dịch vụ xã hội về truyền thông - giáo dục - tư vấn bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em cho gia đình và cộng đồng; thực hiện có hiệu quả việc lồng ghép, phối hợp liên ngành trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
10. Tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước sạch đạt 85%, thành thị đạt 96%; tỷ lệ rác thải đô thị được thu gom và xử lý 90%; rác thải y tế được thu gom và xử lý 100%
Để đạt được các chỉ tiêu về môi trường, trong năm 2010, tỉnh sẽ tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường, chú trọng công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của toàn xã hội về bảo vệ môi trường.
Công tác bảo vệ môi trường được thực hiện từ khâu thẩm định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch, các dự án đầu tư; giám sát chặt chẽ việc thực hiện để ngăn chặn ô nhiễm môi trường. Thực hiện tốt các quy định về khai thác cát sông, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp khai thác cát sông không phép, không đúng quy định; triển khai xây dựng Đề án phòng tránh,
khắc phục hậu quả thiên tai, ứng phó và giảm nhẹ ảnh hưởng tiêu cực do biến đổi khí hậu toàn cầu.
Công Minh