Sinh Viên Đồng Tháp - Đại Học Cần Thơ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Chào mừng bạn đến với Forum của Liên chi hội Sinh viên Đồng Tháp tại Đại học Cần Thơ

Đăng Nhập

Quên mật khẩu



Similar topics
November 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930 

Calendar Calendar


You are not connected. Please login or register

Biến đổi khí hậu - Chúng ta hãy bảo vệ môi trường

2 posters

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

ptnam11

ptnam11
Administrator
Administrator

Biến đổi khí hậu - Chúng ta hãy bảo vệ môi trường 380125
Biến đổi khí hậu làm thời tiết lạnh bất thường dẫn đến cá chết hàng loạt tại một nông trại thuộc tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc) - Ảnh: Reuters

Hội nghị Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP15) diễn ra từ ngày 7 đến 18-12. Đây là cột mốc cuối cùng mà các bên đưa ra thỏa thuận để cùng hành động nhằm đối phó và thích nghi với biến đổi khí hậu - thảm họa đang đe dọa tương lai sống còn của mỗi sinh vật trên Trái đất.
Biến đổi khí hậu - Chúng ta hãy bảo vệ môi trường 380113

Bản đồ phạm vi ngập của đồng bằng sông Cửu Long theo kịch bản nước biển dâng 1m của Bộ Tài nguyên - môi trường VN

Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) nhận định: nhiệt độ Trái đất đã tăng thêm 0,740C trong thời gian từ năm 1906-2005, mức tăng sẽ tiếp tục cao hơn trong thời gian tới. 90% nguyên nhân là do hoạt động thải khí nhà kính của con người trong sản xuất năng lượng, phá rừng, giao thông, nông nghiệp và công nghiệp.

Đối phó với mực nước biển dâng và nhiệt độ tăng cao có thể sẽ là dự án tốn kém nhất đối với con người. Hầu hết quốc gia đang phát triển - vốn cần phải xóa đói giảm nghèo và giải quyết các vấn đề xã hội cấp bách khác - đều không thể đủ tiền trang trải. Viễn cảnh tương lai rất xấu: xung đột xã hội, tị nạn khí hậu, mất bản sắc văn hóa vùng miền, chiến tranh giành tài nguyên, kinh tế sụt giảm là điều rất khó đảo ngược.

Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển dài khoảng 3.500km và cuộc sống người dân gắn liền với nông nghiệp, ngư nghiệp, du lịch biển. Trong tất cả các nghiên cứu về những tác động của biến đổi khí hậu của Việt Nam và thế giới thì Việt Nam luôn nằm trong nhóm chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Theo Ngân hàng Thế giới, nếu mực nước biển dâng lên thêm 1m thì 11% dân số Việt Nam (tức khoảng 10 triệu người) có thể bị mất nhà cửa và 1/3 diện tích đồng bằng sông Cửu Long - nơi sinh sống của hơn 17 triệu người - sẽ chìm trong nước.

Biến đổi khí hậu đang làm sự sống trên Trái đất thay đổi thế nào? Mỗi con người chúng ta đã tham gia quá trình đẩy nhân loại đến thời điểm sống còn này ra sao? Chúng ta hãy cùng nhìn lại qua loạt ảnh sau đây.

Biến đổi khí hậu - Chúng ta hãy bảo vệ môi trường 380114

Đất đai nứt nẻ, khô cằn ở một bản người Mông vùng cao Mộc Châu (Sơn La) - chuyện hiếm khi thấy ở nơi này ngày xưa - Ảnh: Việt Hưng

Biến đổi khí hậu - Chúng ta hãy bảo vệ môi trường 380115

Một nhóm người khiêng một thân cây lớn ở bãi gỗ cầu Quảng Huế, huyện Đại Lộc, Quảng Nam. Ngay sau đợt lũ của bão số 9, những bãi gỗ khổng lồ với những cây gỗ cực lớn đã được cưa xẻ ngay thẳng từ thượng nguồn miền Trung - Tây nguyên đổ về các bãi sông như sông Vu Gia (Quảng Nam), sông Pa Cô (Kontum)... Lũ đã lôi ra ánh sáng sự tàn phá khủng khiếp của con người - Ảnh: Việt Hưng

Biến đổi khí hậu - Chúng ta hãy bảo vệ môi trường 380116

Một khu đồi trọc chỉ còn vài ba ngọn cây ở Điện Biên Đông. Cơ bản rừng ở Sơn La đã bị phá hết - Ảnh: Việt Hưng

Biến đổi khí hậu - Chúng ta hãy bảo vệ môi trường 380117

Sông Hồng những ngày đầu tháng 12-2009 cạn trơ đáy đến mức người dân có thể làm chòi để sinh hoạt. Từ tháng 11 đến nay mực nước sông Hồng đã xuống mức thấp kỷ lục trong 107 năm qua - Ảnh: Việt Dũng

Sông Hồng những ngày đầu tháng 12-2009 cạn trơ đáy đến mức người dân có thể làm chòi để sinh hoạt. Từ tháng 11 đến nay mực nước sông Hồng đã xuống mức thấp kỷ lục trong 107 năm qua - Ảnh: Việt Dũng

Triều cường cuốn trôi 18 căn nhà ở xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi. Không chỉ ở Quảng Ngãi, triều cường là hiện tượng dễ nhận thấy nhất về tác động của biến đổi khí hậu, nó từng ngày một tàn phá nhiều khu dân cư ở khắp nơi trên cả nước như ở phường Đức Long (Phan Thiết, Bình Thuận) hay ở bờ bắc sông Dinh, đoạn chảy ngang thành phố Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận) - Ảnh: Minh Thu

Biến đổi khí hậu - Chúng ta hãy bảo vệ môi trường 380121

Trạm năng lượng Belchatow, nhà máy nhiệt điện lớn nhất EU, nhả khói ào ạt vào không trung. Chính nhu cầu sử dụng năng lượng không có điểm dừng của con người đã làm các nhà máy điện phải hoạt động hết công suất. Nó không chỉ tiêu tốn tài nguyên khủng khiếp mà còn xả khí CO2 làm Trái đất nóng lên nhanh chóng - Ảnh: Reuters

Biến đổi khí hậu - Chúng ta hãy bảo vệ môi trường 380122

Một núi băng đang tan chảy ở Nam Cực trước sự chứng kiến của đoàn thám hiểm vừa trở về từ Nam Cực. Việc Trái đất nóng lên đã làm băng tan ngày một nhanh, từ đó nước biển khắp nơi dâng lên gây hiện tượng xâm thực, triều cường - Ảnh do tổ chức 2041 cung cấp

http://sites.google.com/site/namanh220707/

ptnam11

ptnam11
Administrator
Administrator

Biến đổi khí hậu - Chúng ta hãy bảo vệ môi trường 380158
Một ngư dân Brazil đang chèo thuyền trên mặt hồ Dos Reis dày đặc xác cá chết hôm 3-12. Trên thuyền của anh là xác một con cá sấu vừa tìm thấy. Hồ Dos Reis là một phần của hệ thống sông Amazon, đoạn gần thành phố Manaus. Hiện mực nước lưu vực sông Amazon đang xuống đến mức thấp nhất trong vòng một thế kỷ qua do hạn hán kỷ lục và đây là nguyên nhân khiến các loài thủy sinh chết hàng loạt - ảnh: Reuters.
Biến đổi khí hậu - Chúng ta hãy bảo vệ môi trường 380159
Một con tàu chở khách đường sông đang phải nằm mục nát tại khu vực vốn là đáy một con sông phụ lưu của dòng Amazon - ảnh: Reuters
Biến đổi khí hậu - Chúng ta hãy bảo vệ môi trường 380160
Một người địa phương đang dùng ngựa kéo lê con thuyền trên đáy sông cạn nước thuộc hệ thống sông Amazon - Ảnh: Reuters
Biến đổi khí hậu - Chúng ta hãy bảo vệ môi trường 380162
Xác con cá xấu chết khô trên hồ cạn thuộc hệ sống sông Amazon, gần thành phố Manaquiri - ảnh: Reuters
Biến đổi khí hậu - Chúng ta hãy bảo vệ môi trường 380163
Hồ vốn đầy ắp nước gần thành phố Manaquiri của Brazil nay chỉ còn lại một lạch nước nhỏ do hạn hán kéo dài - ảnh: Reuters.
Biến đổi khí hậu - Chúng ta hãy bảo vệ môi trường 380164

Biến đổi khí hậu - Chúng ta hãy bảo vệ môi trường 380165

Biến đổi khí hậu - Chúng ta hãy bảo vệ môi trường 380166
Trong khi đó tại nước láng giềng của Brazil là Paraguay, hạn hán cũng đang hoành hành khiến nhiều gia súc bị chết khô vì thiếu nước như tại trang trại mang tên Tres Marias, thuộc vùng tây bắc Chaco này - ảnh: Reuters.

http://sites.google.com/site/namanh220707/

soi den

soi den
Vip Vip
Vip Vip

Trong hiện tại, biến đổi khí hậu đã xảy ra, chúng ta không thể chối bỏ điều đó, những điều mà anh Nam viết ở trên cho thấy được con người đang bắt đầu gánh chịu hậu quả của những gì mà mình gây ra. Tôi không thể tưởng tượng những hậu quả đó như thế nào trong thời gian tới nếu sự ô nhiễm trên trái đất vẫn còn tiếp tục nặng hơn. Để tránh những hậu quả to lớn mà con người đã và đang gây ra, không gì hơn là mỗi người chúng ta phải có ý thức về bảo vệ môi trường, mỗi người là một hạt nhân tự hành động và tuyên truyền cho mọi người xung quanh hiểu rõ về vấn đề này. góp phần hạn chế biến dổi khí hậu, Thưc hành theo câu " một cây làm chẳng nên non
ba cây chụm lại nên hòn núi cao " nhe các bạn !

http://lapvo-lonely.co.cc

Sponsored content



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

 
  •  

Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất