Việc cài đặt Windows luôn là một thách thức đối với người dùng, kể cả những người dùng có kinh nghiệm. Điều này đặc biệt khó khăn đối với những hệ điều hành mới.
Trên thực tế, có nhiều lý do khiến cho việc cài đặt hệ điều hành của Microsoft gặp trục trặc. Tuy nhiên bạn không nên để một vài lần cài hỏng làm mất đi quyết tâm trải nghiệm những nét mới mẻ trong hệ điều hành mới nhất của Microsoft – Windows 7. Dưới đây là một số cách giúp bạn khôi phục lại hệ thống trong trường hợp cài đặt Windows 7 bị lỗi.
Có nhiều lý do khiến cho việc cài Windows 7 gặp trục trặc điển hình như mất điện, phần cứng có vấn đề. Tuy nhiên bất kể thế nào, bộ cài của Windows 7 có thể tự khởi động lại và cố gắng hoàn tất tác vụ với một số thao tác hỗ trợ từ phía người dùng.
Một số vấn đề phần cứng có thể ảnh hưởng tới việc cài đặt Windows 7 ví dụ như hệ thống RAID (đang ngày càng thông dụng do giá ổ cứng rẻ và bo mạch chủ tích hợp sẵn bộ điều khiển). Trong trường hợp bạn có RAID trên máy, hãy tháo hết các ổ RAID và chỉ để lại ổ cài hệ điều hành. Sau đó tiến hành cài lại Windows trước khi cắm các ổ RAID trở lại hệ thống.
Với các máy có cấu hình dạng phổ thông (không có gì đặc biệt), mỗi khi Windows 7 gặp trục trặc cài đặt, bạn hãy thử tắt máy đi, bật lại. Sau đó thiết lập cho nó khởi động từ đĩa cài (từ trong BIOS bằng cách nhấn Del). Khi được yêu cầu nhấn phím, bạn nhấn một phím bất kì để kích hoạt lại bộ cài đặt. Sau một khoảng thời gian ngắn, bạn sẽ có màn hình quản lý khởi động (Boot Manager).
Từ điểm này, những lựa chọn mà bạn sẽ nhận được tùy thuộc vào việc quy trình cài đặt trong lần đầu tiên bị hỏng đã tiến được tới đâu. Nếu như chỉ mới bắt đầu, bạn sẽ thấy tùy chọn cho phép tiếp tục cài đặt Windows 7 (Resume Windows 7 Setup). Trong khi nếu bạn đã tiến xa hơn (gần xong việc cài đặt) thì lựa chọn hiện ra sẽ là Windows 7. Cho dù bạn thấy cái nào, hãy chọn nó. Khi đó, việc cài đặt sẽ chậm hơn chút ít do bộ cài phải tự tạo lại các tập tin hỗ trợ nhưng chỉ sau vài phút, quy trình cài hệ điều hành sẽ được tiếp tục.
Nếu trục trặc vẫn tái diễn, bạn hãy xem xét cấu hình phần cứng để xem liệu có thành phần nào quá kì lạ hoặc hiếm đang kết nối không. Nếu như máy của bạn là loại thông dụng, hãy thử tháo webcam, máy in, máy quét… bởi những thứ này cũng có khả năng gây trục trặc cho việc cài đặt Windows 7. Sau khi đã gỡ bỏ hết các thiết bị ngoại vi, bạn hãy cài lại lần nữa xem tình hình có khá khẩm hơn không. Nếu trục trặc vẫn xảy ra, bạn tiếp tục tháo hết mọi thứ bên trong thùng máy trừ đĩa cứng bạn định cài Windows, ổ DVD và card đồ họa. Nói cách khác, hãy tháo hết những thứ có thể, chỉ để lại những thành phần cốt lõi của một chiếc máy tính mà thôi.
Việc cài đặt sẽ phải tử tế từ lúc này. Tuy nhiên nếu vẫn không được, bạn hãy khởi động lại. Sau đó chọn Repair từ màn hình cài đặt rồi chọn tiếp Startup Repair. Thao tác này sẽ yêu cầu bộ cài Windows 7 sắp xếp lại các tập tin và cho phép bạn khởi động trở lại vào hệ thống.
Phép thử cuối cùng là bạn format lại toàn bộ đĩa cứng rồi bắt đầu lại từ đầu. Thao tác gồm khởi động máy, chọn khởi động từ DVD, để cho bộ cài Windows 7 nạp và chọn Install. Trong khi cài, bạn chọn Custom Install và làm theo các bước hướng dẫn cho tới khi tùy chọn format đĩa cứng hiện ra. Nếu ngay cả cách này cũng không giúp cho việc cài đặt Windows 7 hoàn tất thì rõ ràng phần cứng của máy bạn đã có vấn đề. Khi này, vấn đề đã chuyển sang hướng khác.
(Theo xahoithongtin)
Trên thực tế, có nhiều lý do khiến cho việc cài đặt hệ điều hành của Microsoft gặp trục trặc. Tuy nhiên bạn không nên để một vài lần cài hỏng làm mất đi quyết tâm trải nghiệm những nét mới mẻ trong hệ điều hành mới nhất của Microsoft – Windows 7. Dưới đây là một số cách giúp bạn khôi phục lại hệ thống trong trường hợp cài đặt Windows 7 bị lỗi.
Có nhiều lý do khiến cho việc cài Windows 7 gặp trục trặc điển hình như mất điện, phần cứng có vấn đề. Tuy nhiên bất kể thế nào, bộ cài của Windows 7 có thể tự khởi động lại và cố gắng hoàn tất tác vụ với một số thao tác hỗ trợ từ phía người dùng.
Một số vấn đề phần cứng có thể ảnh hưởng tới việc cài đặt Windows 7 ví dụ như hệ thống RAID (đang ngày càng thông dụng do giá ổ cứng rẻ và bo mạch chủ tích hợp sẵn bộ điều khiển). Trong trường hợp bạn có RAID trên máy, hãy tháo hết các ổ RAID và chỉ để lại ổ cài hệ điều hành. Sau đó tiến hành cài lại Windows trước khi cắm các ổ RAID trở lại hệ thống.
Với các máy có cấu hình dạng phổ thông (không có gì đặc biệt), mỗi khi Windows 7 gặp trục trặc cài đặt, bạn hãy thử tắt máy đi, bật lại. Sau đó thiết lập cho nó khởi động từ đĩa cài (từ trong BIOS bằng cách nhấn Del). Khi được yêu cầu nhấn phím, bạn nhấn một phím bất kì để kích hoạt lại bộ cài đặt. Sau một khoảng thời gian ngắn, bạn sẽ có màn hình quản lý khởi động (Boot Manager).
Từ điểm này, những lựa chọn mà bạn sẽ nhận được tùy thuộc vào việc quy trình cài đặt trong lần đầu tiên bị hỏng đã tiến được tới đâu. Nếu như chỉ mới bắt đầu, bạn sẽ thấy tùy chọn cho phép tiếp tục cài đặt Windows 7 (Resume Windows 7 Setup). Trong khi nếu bạn đã tiến xa hơn (gần xong việc cài đặt) thì lựa chọn hiện ra sẽ là Windows 7. Cho dù bạn thấy cái nào, hãy chọn nó. Khi đó, việc cài đặt sẽ chậm hơn chút ít do bộ cài phải tự tạo lại các tập tin hỗ trợ nhưng chỉ sau vài phút, quy trình cài hệ điều hành sẽ được tiếp tục.
Nếu trục trặc vẫn tái diễn, bạn hãy xem xét cấu hình phần cứng để xem liệu có thành phần nào quá kì lạ hoặc hiếm đang kết nối không. Nếu như máy của bạn là loại thông dụng, hãy thử tháo webcam, máy in, máy quét… bởi những thứ này cũng có khả năng gây trục trặc cho việc cài đặt Windows 7. Sau khi đã gỡ bỏ hết các thiết bị ngoại vi, bạn hãy cài lại lần nữa xem tình hình có khá khẩm hơn không. Nếu trục trặc vẫn xảy ra, bạn tiếp tục tháo hết mọi thứ bên trong thùng máy trừ đĩa cứng bạn định cài Windows, ổ DVD và card đồ họa. Nói cách khác, hãy tháo hết những thứ có thể, chỉ để lại những thành phần cốt lõi của một chiếc máy tính mà thôi.
Việc cài đặt sẽ phải tử tế từ lúc này. Tuy nhiên nếu vẫn không được, bạn hãy khởi động lại. Sau đó chọn Repair từ màn hình cài đặt rồi chọn tiếp Startup Repair. Thao tác này sẽ yêu cầu bộ cài Windows 7 sắp xếp lại các tập tin và cho phép bạn khởi động trở lại vào hệ thống.
Phép thử cuối cùng là bạn format lại toàn bộ đĩa cứng rồi bắt đầu lại từ đầu. Thao tác gồm khởi động máy, chọn khởi động từ DVD, để cho bộ cài Windows 7 nạp và chọn Install. Trong khi cài, bạn chọn Custom Install và làm theo các bước hướng dẫn cho tới khi tùy chọn format đĩa cứng hiện ra. Nếu ngay cả cách này cũng không giúp cho việc cài đặt Windows 7 hoàn tất thì rõ ràng phần cứng của máy bạn đã có vấn đề. Khi này, vấn đề đã chuyển sang hướng khác.
(Theo xahoithongtin)