Sinh Viên Đồng Tháp - Đại Học Cần Thơ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Chào mừng bạn đến với Forum của Liên chi hội Sinh viên Đồng Tháp tại Đại học Cần Thơ

Đăng Nhập

Quên mật khẩu



November 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930 

Calendar Calendar


You are not connected. Please login or register

PHƯƠNG PHÁP HỌC ĐẠI HỌC DÀNH CHO CÁC MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

bisson

bisson
Vip
Vip

A. GIỚI THIỆU

Cũng như các hoạt động khác, học tập cũng đòi hỏi phải có phương pháp sao cho đạt được kết quả như mong muốn. Bản thân là một Sinh viên thuộc ban khoa học xã hội, trong buổi thảo luận về phương pháp học tập hôm nay, tôi xin chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân về phương pháp học mà Mình đã và đang ứng dụng.
Phần chia sẻ của tôi sẽ đề cập đến ba vấn đề chính sau :
1. Kinh nghiệm để tiếp thu tốt kiến thức một môn khoa học xã hội.
2. Kinh nghiệm để có thể thuyết trình tốt trước lớp.
3. Kinh nghiệm để thực hiện tốt các bài tiểu luận.


B. NỘI DUNG

I. ĐỂ TIẾP THU BÀI HỌC TỐT :
1. Về tư tưởng :

+ Xác định tầm quan trọng của môn học.
+ Tìm ra điều bản thân quan tâm nhất trong môn hay bài sắp học, xem đây là cơ hội để đi tìm lời giải đáp cho điều mình muốn được biết, đồng thời còn là cơ hội tìm hiểu và mở rộng một phần kiến thức rất quan trọng.
+ Luôn ghi nhớ học là để vận dụng vào cuộc sống.
+ Tự tạo hứng thú đối với môn học.
2. Về thực hiện :
+ Chuẩn bị bài trước khi đến lớp : đối với các môn khoa học xã hội, hoạt động chuẩn bị bài chủ yếu là đọc tài liệu. Điều này có các lợi ích sau :
• Chủ động đón nhận kiến thức cần trang bị.
• Hiểu rõ và hiểu sâu hơn những gì Giảng viên sẽ giảng trên lớp.
• Biết trước là vấn đề nào mình còn thấy khúc mắc để chú ý và hỏi Giảng viên ngay trong buổi học đồng thời có thể chủ động mở rộng vấn đề.
• Nhớ bài kỹ hơn.
+ Tích cực và chủ động trong lớp : phát biểu xây dựng bài, thảo luận nhóm, thuyết trình, đặt câu hỏi sâu hay mở rộng vv…sẽ góp phần quan trọng trong tiếp thu bài học cũng như trong vận dụng sau này.

+ Tổng kết sau một bài học : kiểm tra xem minh được gì sau bài học, nhận xét và đánh giá những gì vừa học được, rút kinh nghiệm nếu có.
+ Vận dụng bài học : kiến thức của các môn khoa học xã hội thường dễ dàng giúp vận dụng vào ngay thực tiễn cuộc sống nếu như chịu khó suy nghĩ một chút. Điều này vừa giúp nhớ bài lại vừa biến cái học được trở nên hữu ích, thiết thực.
II. ĐỂ THUYẾT TRÌNH MỘT VẤN ĐỀ KHOA HỌC XÃ HỘI :
1. Về tư tưởng :

+ Thuyết trình giúp Sinh viên rèn luyện lòng tự tin cũng như kỹ năng diễn đạt.
+ Giúp nắm vững một vấn đề khoa học.
+ Giúp nhận thức đầy đủ hơn những điểm tích cực cũng như bổ sung những thiếu sót trong hiểu biết của Mình, thông qua sự chia sẻ, thảo luận và góp ý sau thuyết trình.
2. Về thực hiện :
+ Lập dàn ý đại cương cho bài thuyết trình : việc này giúp bạn xác định nội dung tổng quát trong vấn đề sắp trình bầy.
+ Tìm tài liệu liên quan : tập trung tất cả những nguồn tài liệu mà bạn có được để phục vụ cho bài nói.
+ Tổng hợp và đúc kết : dù nguồn tài liệu nhiều đến đâu, một bài thuyết trình chỉ thành công khi những gì bạn trình bầy đã trở thành kiến thức của bạn. Nghĩa là dựa trên kiến thức nền của Mình, bạn rút tỉa và tổng hợp được những kiến thức hay và cần thiết cho bài nói sao cho phù hợp và hiệu quả nhất, như vậy nghĩa là bạn phải hiểu thấu đáo những gì bạn nói ra chứ không phải là thuộc lòng những gì đọc được.
+ Viết hay không viết tất cả những gì sắp nói ? Tốt nhất là chỉ viết dàn ý vì một bài viết dài sẽ khiến bạn mệt vì đọc đồng thời lại có xu hướng “ học thuộc lòng” những gì đã viết. Dàn ý với những gạch đầu dòng sẽ dễ dàng để bạn nhớ trình bầy các ý lớn một cách đầy đủ và logic. Còn nội dung chi tiết bạn sẽ diễn đạt được một khi nó đã thực sự là kiến thức của bạn.
III. ĐỂ LÀM TỐT MỘT BÀI TIỂU LUẬN :
1. Về tư tưởng :

+ Tiểu luận giúp rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ viết : diễn đạt và trình bầy một cách logic, khoa học.
+ Là cơ hội tìm hiểu sâu sắc một vấn đề khoa học.
+ Viết tiểu luận gây hứng thú nhiều vì thường là Sinh viên tự chọn đề tài mình thích.
+ Viết tiểu luận cũng là tạo tiền đề để thực hiện các bài nghiên cứu khoa học hay luận văn tốt nghiệp về sau.

2. Về thực hiện :
+ Chọn đề tài mình thấy hứng thú và quan tâm nhất những vẫn phải đảm bảo liên hệ và ứng dụng được kiến thức đã học từ môn học liên quan trực tiếp với đề tài.
+ Trước khi viết chi tiết có thể nhờ Giảng viên hướng dẫn góp ý cho đề cương của Mình hay bất cứ điều gì còn cảm thấy chưa ổn.
+ Huy động kiến thức liên quan từ nhiều nguồn khác nhau, đặc biệt không thể quên là kiến thức, kinh nghiệm của chính bản thân đối với vấn đề liên quan cùng với kiến thức của môn học đang được làm đề tài.
+ Học cách trình bầy bài tiểu luận sao cho đảm bảo tính khoa học vá logic. Tham khảo các tài liệu hướng dẫn cách trình bầy các bài nghiên cứu khoa học.
C. KẾT LUẬN
Những gì được chia sẻ ở trên hoàn toàn chưa thể gọi là đầy đủ để bàn về phương pháp học ở Đại học cho Sinh viên chuyên ngành khoa học xã hội vì chỉ là những kinh nghiệm học tập mang tính cá nhân. Bài chia sẻ cũng chỉ trình bầy theo một cấu trúc chủ quan mà Tôi dựa trên cơ sở ba vấn đề trọng tâm Sinh viên quan tâm nhất.
Có một điểm Tôi muốn nhấn mạnh khi nói về phương pháp học tập, đó là không chỉ xác định phương thức thực hiên, người học còn phải xác định tâm thế của mình trước khi thực hiện. Đó là lí do phần “về tư tưởng” luôn được trình bầy trước trong mỗi mục. Chính cái tâm thế đó và niềm hứng thú là động lực mạnh mẽ để thôi thúc chúng ta duy trì bền bỉ hoạt động của mình. Và, trên tất cả, một mục tiêu và định hướng rõ ràng cho việc học nói chung là vô cùng cần thiế. Vì suy cho cùng, dù phương pháp nào đi chăng nữa, thì cũng sẽ không thực tốt nếu nó không vì một mục tiêu cuối cùng và quan trọng nào cả.

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

 
  •  

Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất