Một số người nói rằng trong thời gian trăng tròn có thể quan sát thấy sự gia tăng đột biến các tai nạn giao thông, các ca động kinh và các vụ tự tử. Một số người khác lại khẳng định rằng mặt trăng có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt… Các nhà khoa học đã phủ nhận những quan điểm không có căn cứ này. Tuy nhiên, họ khẳng định: Nếu mặt trăng không tồn tại, thì không thể có sự sống trên trái đất.
Trái đất mà không có mặt trăng thì sẽ ra sao? Chúng ta cảm thấy sự thiếu vắng mặt trăng như thế nào? Những câu hỏi đại loại như vậy, thoạt nghe có vẻ khá là kỳ quặc, tuy nhiên khi nhìn nhận vấn đề này dưới góc độ khoa học, chúng ta sẽ thấy rằng sự hiện diện của mặt trăng có ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của sự sống trên trái đất.
Nguyệt thực toàn phần kéo dài 26 giây ở thị trấn Lyndhurst (Australia) ngày 4-12-2002
Không cần tìm hiểu sâu lịch sử nhân loại, cũng đã có thể nhận thấy rằng nếu không có mặt trăng thì huyền thoại loài người trở nên nghèo nàn hơn rất nhiều. Chẳng hạn, không thể có hình ảnh nữ thần Izyde của Ai Cập với vầng trăng trên đầu; cũng không có nữ thần mặt trăng Selene của người Hy Lạp cổ đại chuyên coi sóc thế giới người chết.
Trong thực tế, nếu mặt trăng không tồn tại thì có thể xảy ra nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn nhiều. Trong vòng 10 năm trở lại đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển sự sống trên trái đất chính là mặt trăng. Các chuyên gia đi đến kết luận rằng nếu thiếu mặt trăng, các điều kiện môi trường trên trái đất sẽ hoàn toàn khác so với hiện nay. Trái đất trở thành “hành tinh thù địch” đối với sự sống, tương tự như sao Hoả. Vì vậy, có thể khẳng định rằng loài người tồn tại được là nhờ sự tình cờ trong vũ trụ.
Khoảng 4,6 tỷ năm về trước, mặt trời và các hành tinh hình thành từ hỗn độn khí và bụi. Trong hệ mặt trời nguyên thuỷ chưa xuất hiện trọng trường, vì vậy chưa có bất kỳ lực nào để đảm bảo có một trật tự nào đó trong vũ trụ. Các thiên thể trôi lang thang theo các hướng khác nhau và va chạm lẫn nhau. 50 triệu năm trước, một trong những mảnh vỡ vũ trụ đã lao vào trái đất nguyên thuỷ. Cú va chạm khủng khiếp đã biến bề mặt trái đất thành đại dương nham thạch nóng chảy, từ đó khí và vật chất nóng chảy phun trào vào vũ trụ đến độ cao 10.000 kilômét. “Những thứ còn lại” sau va chạm đã quay xung quanh trái đất và càng ngày càng gần lại với nhau, để cuối cùng dưới ảnh hưởng của lực hấp dẫn, chúng “dính vào nhau”, tạo nên một thiên thể mới mà sau này chúng ta gọi là mặt trăng.
Nếu như mảnh vỡ vũ trụ kia chỉ “lướt qua” trái đất, chạm nhẹ vào nó; hoặc, theo một kịch bản thứ hai là lao thẳng vào trung tâm trái đất, thì hoặc là không có mặt trăng, hoặc là mặt trăng xuất hiện dưới dạng hoàn toàn khác.
Nhiều người tin rằng mặt trăng có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của chúng ta, nhưng phần lớn những niềm tin ấy hoá ra chỉ là chuyện hoang đường. Mặt trăng không điều chỉnh “chu kỳ” ở phụ nữ. Số vụ tai nạn giao thông, số ca động kinh, số vụ tự sát… hoàn toàn không tăng lên trong thời kỳ trăng tròn…
Tuy nhiên, có điều chắc chắn là lực hấp dẫn của mặt trăng tác động đến biển và đại dương, gây nên hiện tượng thuỷ triều. ảnh hưởng của mặt trăng đến trái đất còn có thể quan sát được trên đất liền. Nhìn bề ngoài, lục địa có vẻ ổn định, nhưng trong chu kỳ “triều dâng”, lục địa có thể bị nâng cao lên đến 40 centimet. Theo quan điểm khoa học thống kê, thì những biến dạng vỏ trái đất do mặt trăng gây ra, đã khiến cho số vụ động đất trong thời gian trăng tròn xảy ra nhiều hơn.
Năm 1993, những mô phỏng trên máy tính của nhà thiên văn Jacques Laskar người Pháp đã cho thấy nếu mặt trăng không đóng vai trò vật cân bằng đối với trái đất, thì những lực trong vũ trụ suốt hàng triệu năm qua đã cuốn trái đất của chúng ta vào “hỗn độn tuyệt đối” rồi.
Vào những năm 90 thế kỷ trước, hai nhà thiên văn học Darren Williams và James Kasting (Mỹ) đã đưa ra bức tranh khí hậu khi trái đất không có mặt trăng. “Vành đai” nhiệt đới sẽ bị băng tuyết bao phủ, còn ở khu vực gần địa cực thì nhiệt độ lên tới 80 độ C! Với điều kiện khí hậu như vậy thì ai cũng hiểu rằng không thể có sự phát triển sự sống trên hành tinh chúng ta.
Trái đất mà không có mặt trăng thì sẽ ra sao? Chúng ta cảm thấy sự thiếu vắng mặt trăng như thế nào? Những câu hỏi đại loại như vậy, thoạt nghe có vẻ khá là kỳ quặc, tuy nhiên khi nhìn nhận vấn đề này dưới góc độ khoa học, chúng ta sẽ thấy rằng sự hiện diện của mặt trăng có ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của sự sống trên trái đất.
Nguyệt thực toàn phần kéo dài 26 giây ở thị trấn Lyndhurst (Australia) ngày 4-12-2002
Không cần tìm hiểu sâu lịch sử nhân loại, cũng đã có thể nhận thấy rằng nếu không có mặt trăng thì huyền thoại loài người trở nên nghèo nàn hơn rất nhiều. Chẳng hạn, không thể có hình ảnh nữ thần Izyde của Ai Cập với vầng trăng trên đầu; cũng không có nữ thần mặt trăng Selene của người Hy Lạp cổ đại chuyên coi sóc thế giới người chết.
Trong thực tế, nếu mặt trăng không tồn tại thì có thể xảy ra nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn nhiều. Trong vòng 10 năm trở lại đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển sự sống trên trái đất chính là mặt trăng. Các chuyên gia đi đến kết luận rằng nếu thiếu mặt trăng, các điều kiện môi trường trên trái đất sẽ hoàn toàn khác so với hiện nay. Trái đất trở thành “hành tinh thù địch” đối với sự sống, tương tự như sao Hoả. Vì vậy, có thể khẳng định rằng loài người tồn tại được là nhờ sự tình cờ trong vũ trụ.
Khoảng 4,6 tỷ năm về trước, mặt trời và các hành tinh hình thành từ hỗn độn khí và bụi. Trong hệ mặt trời nguyên thuỷ chưa xuất hiện trọng trường, vì vậy chưa có bất kỳ lực nào để đảm bảo có một trật tự nào đó trong vũ trụ. Các thiên thể trôi lang thang theo các hướng khác nhau và va chạm lẫn nhau. 50 triệu năm trước, một trong những mảnh vỡ vũ trụ đã lao vào trái đất nguyên thuỷ. Cú va chạm khủng khiếp đã biến bề mặt trái đất thành đại dương nham thạch nóng chảy, từ đó khí và vật chất nóng chảy phun trào vào vũ trụ đến độ cao 10.000 kilômét. “Những thứ còn lại” sau va chạm đã quay xung quanh trái đất và càng ngày càng gần lại với nhau, để cuối cùng dưới ảnh hưởng của lực hấp dẫn, chúng “dính vào nhau”, tạo nên một thiên thể mới mà sau này chúng ta gọi là mặt trăng.
Nếu như mảnh vỡ vũ trụ kia chỉ “lướt qua” trái đất, chạm nhẹ vào nó; hoặc, theo một kịch bản thứ hai là lao thẳng vào trung tâm trái đất, thì hoặc là không có mặt trăng, hoặc là mặt trăng xuất hiện dưới dạng hoàn toàn khác.
Nhiều người tin rằng mặt trăng có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của chúng ta, nhưng phần lớn những niềm tin ấy hoá ra chỉ là chuyện hoang đường. Mặt trăng không điều chỉnh “chu kỳ” ở phụ nữ. Số vụ tai nạn giao thông, số ca động kinh, số vụ tự sát… hoàn toàn không tăng lên trong thời kỳ trăng tròn…
Tuy nhiên, có điều chắc chắn là lực hấp dẫn của mặt trăng tác động đến biển và đại dương, gây nên hiện tượng thuỷ triều. ảnh hưởng của mặt trăng đến trái đất còn có thể quan sát được trên đất liền. Nhìn bề ngoài, lục địa có vẻ ổn định, nhưng trong chu kỳ “triều dâng”, lục địa có thể bị nâng cao lên đến 40 centimet. Theo quan điểm khoa học thống kê, thì những biến dạng vỏ trái đất do mặt trăng gây ra, đã khiến cho số vụ động đất trong thời gian trăng tròn xảy ra nhiều hơn.
Năm 1993, những mô phỏng trên máy tính của nhà thiên văn Jacques Laskar người Pháp đã cho thấy nếu mặt trăng không đóng vai trò vật cân bằng đối với trái đất, thì những lực trong vũ trụ suốt hàng triệu năm qua đã cuốn trái đất của chúng ta vào “hỗn độn tuyệt đối” rồi.
Vào những năm 90 thế kỷ trước, hai nhà thiên văn học Darren Williams và James Kasting (Mỹ) đã đưa ra bức tranh khí hậu khi trái đất không có mặt trăng. “Vành đai” nhiệt đới sẽ bị băng tuyết bao phủ, còn ở khu vực gần địa cực thì nhiệt độ lên tới 80 độ C! Với điều kiện khí hậu như vậy thì ai cũng hiểu rằng không thể có sự phát triển sự sống trên hành tinh chúng ta.