Các nhà khoa học Mỹ tiết lộ một đại dương
khổng lồ đã bao phủ 1/3 bề mặt của sao Hỏa, làm gia tăng viễn cảnh về
một ngôi nhà thứ hai cho con người sau Trái đất.
>> Khởi hành chuyến bay ảo lên sao Hỏa
>> Bức ảnh 'độc nhất' về Trái đất nhìn từ sao Hỏa
>> Dữ liệu gửi từ sao Hỏa đạt 100 Terabits
>> Bay đến sao Hỏa trong… 39 ngày
>> Tuyết rơi trên sao Hoả
Phát hiện này cho thấy sao Hỏa không phải là một “sa mạc đỏ” bụi bặm
như nhiều người vẫn nghĩ, trái lại hành tinh này từng có thời ẩm ướt,
mưa nhiều.
Đại dương trên sao Hỏa chiếm khoảng 36% diện tích của hành tinh đỏ,
xuất hiện cách đây 3,5 tỷ năm và chứa tới gần 50 triệu km3 nước. Khám
phá này dựa trên một nghiên cứu chi tiết về các vùng châu thổ sông đã
khô hạn và hàng nghìn thung lũng sông rải rác khắp bề mặt sao Hỏa.
Các nhà khoa học đến từ ĐH Colorado, Boulder, không chắc về nguyên nhân
tại sao nguồn nước biến mất nhưng nhiều dấu vết cho thấy phần còn lại
của đại dương đã bị đóng băng và chôn sâu dưới bề mặt sao Hỏa.
Sao Hỏa từng có đại dương chiếm tới 1/3 diện tích. Ảnh đồ họa
Tiến sĩ Brian Hynek, người tham gia vào nghiên cứu đăng trên tạp chí Khoa học địa chất quốc gia,
cho biết, sao Hỏa có thể từng có chu kỳ thủy văn giống như Trái đất,
với lượng mưa chảy vào sông và biển, bay hơi lên không khí và tạo thành
mây.
Đại dương của sao Hỏa vẫn chưa được đặt tên, chiếm khoảng 1/10 tổng
lượng nước biển trên Trái đất, trong khi diện tích của hành tinh đỏ này
chỉ bằng một nửa của Trái đất. Theo các nhà khoa học, khoảng thời gian
mà đại dương tồn tại trên sao Hỏa, cùng với các loại vi khuẩn, trùng
với thời gian sự sống bắt đầu hình thành trên trái đất.
Sử dụng các bản đồ chi tiết về sao Hỏa của NASA và tàu vũ trụ của cơ
quan vũ trụ châu Âu, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu 52 vùng châu thổ
sông và rất nhiều thung lũng sông. Hơn một nửa trong số đó ở cùng độ
cao so với mực nước biển và được xem là mốc đánh dấu biên giới của đại
dương.
Sao Hỏa bây giờ chỉ là một khối "sa mạc" khổng lồ, nóng và bụi.
Tiến sĩ Gaetano Di Achille, đồng tác giả nghiên cứu, nhận xét: “Trên
Trái đất, vùng châu thổ và sông hồ là những phần quan trọng đóng góp
vào việc bảo tồn sự sống. Nếu đã có sự sống trên hành tinh đỏ thì chính
khu vực châu thổ sẽ là chìa khóa cho lời giải về hệ sinh học trên sao
Hỏa trong quá khứ”.
Ý tưởng về một đại dương lớn từng tồn tại trên sao Hỏa được đưa ra từ
hai thập kỷ nay. Tuy nhiên, nghiên cứu mới trên đã cung cấp nhiều bằng
chứng thuyết phục cho thấy có đại dương tồn tại, đồng thời làm dấy lên
những câu hỏi về lịch sử của hành tinh đỏ. Phan Anh (theo Daily Mail)
khổng lồ đã bao phủ 1/3 bề mặt của sao Hỏa, làm gia tăng viễn cảnh về
một ngôi nhà thứ hai cho con người sau Trái đất.
>> Khởi hành chuyến bay ảo lên sao Hỏa
>> Bức ảnh 'độc nhất' về Trái đất nhìn từ sao Hỏa
>> Dữ liệu gửi từ sao Hỏa đạt 100 Terabits
>> Bay đến sao Hỏa trong… 39 ngày
>> Tuyết rơi trên sao Hoả
Phát hiện này cho thấy sao Hỏa không phải là một “sa mạc đỏ” bụi bặm
như nhiều người vẫn nghĩ, trái lại hành tinh này từng có thời ẩm ướt,
mưa nhiều.
Đại dương trên sao Hỏa chiếm khoảng 36% diện tích của hành tinh đỏ,
xuất hiện cách đây 3,5 tỷ năm và chứa tới gần 50 triệu km3 nước. Khám
phá này dựa trên một nghiên cứu chi tiết về các vùng châu thổ sông đã
khô hạn và hàng nghìn thung lũng sông rải rác khắp bề mặt sao Hỏa.
Các nhà khoa học đến từ ĐH Colorado, Boulder, không chắc về nguyên nhân
tại sao nguồn nước biến mất nhưng nhiều dấu vết cho thấy phần còn lại
của đại dương đã bị đóng băng và chôn sâu dưới bề mặt sao Hỏa.
Sao Hỏa từng có đại dương chiếm tới 1/3 diện tích. Ảnh đồ họa
Tiến sĩ Brian Hynek, người tham gia vào nghiên cứu đăng trên tạp chí Khoa học địa chất quốc gia,
cho biết, sao Hỏa có thể từng có chu kỳ thủy văn giống như Trái đất,
với lượng mưa chảy vào sông và biển, bay hơi lên không khí và tạo thành
mây.
Đại dương của sao Hỏa vẫn chưa được đặt tên, chiếm khoảng 1/10 tổng
lượng nước biển trên Trái đất, trong khi diện tích của hành tinh đỏ này
chỉ bằng một nửa của Trái đất. Theo các nhà khoa học, khoảng thời gian
mà đại dương tồn tại trên sao Hỏa, cùng với các loại vi khuẩn, trùng
với thời gian sự sống bắt đầu hình thành trên trái đất.
Sử dụng các bản đồ chi tiết về sao Hỏa của NASA và tàu vũ trụ của cơ
quan vũ trụ châu Âu, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu 52 vùng châu thổ
sông và rất nhiều thung lũng sông. Hơn một nửa trong số đó ở cùng độ
cao so với mực nước biển và được xem là mốc đánh dấu biên giới của đại
dương.
Sao Hỏa bây giờ chỉ là một khối "sa mạc" khổng lồ, nóng và bụi.
Tiến sĩ Gaetano Di Achille, đồng tác giả nghiên cứu, nhận xét: “Trên
Trái đất, vùng châu thổ và sông hồ là những phần quan trọng đóng góp
vào việc bảo tồn sự sống. Nếu đã có sự sống trên hành tinh đỏ thì chính
khu vực châu thổ sẽ là chìa khóa cho lời giải về hệ sinh học trên sao
Hỏa trong quá khứ”.
Ý tưởng về một đại dương lớn từng tồn tại trên sao Hỏa được đưa ra từ
hai thập kỷ nay. Tuy nhiên, nghiên cứu mới trên đã cung cấp nhiều bằng
chứng thuyết phục cho thấy có đại dương tồn tại, đồng thời làm dấy lên
những câu hỏi về lịch sử của hành tinh đỏ. Phan Anh (theo Daily Mail)