Sinh Viên Đồng Tháp - Đại Học Cần Thơ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Chào mừng bạn đến với Forum của Liên chi hội Sinh viên Đồng Tháp tại Đại học Cần Thơ

Đăng Nhập

Quên mật khẩu



November 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930 

Calendar Calendar


You are not connected. Please login or register

Đề phòng những cái chết tức tưởi do tai nạn lao động

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

tvtuan554

tvtuan554
Không đao
Không đao



(CATP) Đứng tô tường ở lầu hai công trình xây dựng lô F9, khu dân cư Him Lam (P.Tân Hưng, Q7) lúc 15 giờ ngày 22-8-2010, thợ hồ Trần Văn Nhung (SN 1965, quê Đồng Tháp) bất ngờ trượt chân rơi xuống đất. Mặc dù được đưa đi cấp cứu kịp thời nhưng nạn nhân đã tử vong ngay sau đó. Những cái chết tức tưởi kiểu này xảy ra khá nhiều trong thời gian gần đây.


Càng lên cao sinh mạng người lao động càng nguy hiểm

MUÔN MẶT TAI ƯƠNG
Đang làm việc trên sân thượng cơ sở chế biếân mắm ruốc do anh Trần Trọng Dũng (SN 1971, ngụ Tỉnh lộ 10, P.Bình Trị Đông, Q.Bình Tân) làm chủ, lúc 17 giờ ngày 24-8-2010, anh Mai Văn Nguyện (19 tuổi, quê Bến Tre) bị điện giật chết. Dọn dẹp vệ sinh tại lan can lầu một Trường tiểu học Bắc Hải (P13Q10) lúc 10 giờ ngày 14-8, bảo vệ Phạm Minh T. (SN 1958, ngụ Q10) sơ ý trượt chân ngã xuống đất tử vong do chấn thương sọ não. Cũng trượt chân mà chết là anh Nguyễn Văn Tín (SN 1991, quê Hưng Yên). Được thuê đến tháo tôn cũ tại nhà xưởng Cty sắt thép Thuận Hưng (thị trấn Tân Túc, H.Bình Chánh) lúc 7 giờ ngày 23-8, do mải mê làm việc, Tín sơ ý trượt chân ngã xuống đất bị thương nặng và chết tại bệnh viện.
Trong ngành xây dựng, người lao động thường làm việc trên tầng cao, ở các giàn giáo chênh vênh. Đứng thi công trên tầng hai công trình xây dựng nhà ở tại KP2, P.Bình Hưng Hòa B, Q.Bình Tân lúc 9 giờ ngày 27-8, công nhân Nguyễn Kiến Trạc (SN 1959, quê Hưng Yên) bất ngờ trượt chân té xuống đất, đập đầu vào khối bê tông phía dưới. Được đưa ngay đến Bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu nhưng nạn nhân từ trần sau đó vài giờ. Lúc 19 giờ 30 ngày 30-8-2010, tại công trình xây dựng nhà ở do ông Phan Ngọc B. (SN 1939, tạm trú KP1, P.Tân Quy) làm chủ có hai công nhân té từ lầu ba xuống đất là Tạ Văn Tính (SN 1980) và Nguyễn Văn Quê (SN 1983, cùng quê Ninh Bình). Lúc 23 giờ cùng ngày anh Quê tử vong tại bệnh viện. Do chọn vị trí đứng đẩy cây tời kéo vật liệu xây dựng không thích hợp mà anh Huỳnh Văn Minh (SN 1967, quê Long An) bất ngờ mất đà rơi từ lầu hai xuống đất, chấn thương cột sống lúc 11 giờ ngày 27-8 tại một công trình xây dựng đường Vườn Chuối (P4Q3).

NHỨC NHỐI VỚI TAI NẠN ĐIỆN
Máy móc chạy bằng điện giữ vai trò rất lớn trong việc hỗ trợ các thao tác của công nhân tại cơ sở sản xuất cũng như trên công trường xây dựng. Dù tiện lợi, hiệu quả nhưng nó cũng chính là thủ phạm cướp đi nhiều sinh mạng. Ba công nhân cùng hợp sức di chuyển máy trộn bê tông tại công trình xây dựng nhà ở dân dụng trên đường Đoàn Văn Bơ (P9Q4) lúc 14 giờ ngày 2-8, bất ngờ cùng té rơi xuống đất. Do được cấp cứu kịp thời nên hai lao động hồi phục, riêng anh Phạm Quốc Tỉnh (SN 1986, quê An Giang) tử vong. Nguyên nhân tai nạn được xác định do điện hở mạch nhiễm vào máy trộn bê tông gây nên sự cố đáng tiếc. Hai lao động Nguyễn Trung Cường (SN 1981), Lê Phát Nghiệp (SN 1984, cùng ngụ H.Cần Giờ) và bốn người khác được chị Lương Thị Thúy Nguyệt (SN 1973, ngụ ấp An Nghĩa, xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ) thuê đến cào tôm. Khoảng 20 giờ ngày 26-8, hai anh Cường, Nghiệp đang kéo cào dưới ao bất ngờ bị máy môtơ sục nước tạo ôxy giật té ngã. Nghe tiếng kêu cứu, những người làm chung vội cúp cầu dao điện đưa người bị nạn đi cấp cứu nhưng anh Cường tử vong trước khi tới trạm xá xã. Trong số hơn 20 vụ tai nạn lao động xảy ra trong tháng 8-2010, có đến 15 vụ là tai nạn điện, cho thấy máy móc chạy bằng điện luôn tiềm ẩn mối hiểm họa lớn với con người.

Từ các miền quê đến TPHCM kiếm sống, không vốn liếng, trình độ, nhiều nam, nữ thanh niên chọn lao động phổ thông làm kế sinh nhai. Họ đem tuổi trẻ, sức lực ra đánh đổi để hy vọng có một cuộc sống tốt đẹp hơn, nhưng tai nạn lao động đã cướp đi mạng sống của không ít người. Mai Văn Hải (SN 1991, quê Đồng Nai) là một trong số lao động như thế. Sáng 2-8, trong lúc kéo sắt làm cọc bê tông tại công trình xây dựng nhà ở dân dụng (ấp 4, xã Phong Phú, huyện Bình Chánh), tai nạn điện đã vĩnh viễn cướp đi cái tuổi thanh xuân của Hải. Đau xót thay có công nhân khi tử nạn chủ thầu còn chưa biết rõ nhân thân do mới xin vào làm và trường hợp của Trương Hoàng Điệp là điển hình. Tiếng máy khoan bê tông phá nền nhà cũ đang rú lên đinh tai nhức óc bỗng im bặt lúc 16 giờ ngày 25-8. Cùng lúc đó, chủ nhà Vũ Duy Q. (SN 1967, ngụ Trương Định, P14Q.Tân Bình) nghe tiếng kêu cứu thất thanh nên hô hoán mọi người cúp điện và phát hiện Trương Hoàng Điệp đã ngã vật dưới đất, đưa đi cấp cứu nhưng Điệp không qua khỏi. Chủ thầu Nguyễn Hữu Dũng cho biết: Điệp được thuê qua trung gian đến làm khoán và mới làm được hai ngày nên chưa ai biết quê quán, tuổi tác ra sao!

Điều kiện làm việc không an toàn là nguyên nhân của nhiều vụ TNLĐ, lỗi này thuộc về người sử dụng lao động, do chưa tổ chức tốt điều kiện, phương tiện, thiết bị đảm bảo và huấn luyện về kỹ năng an toàn lao động cho công nhân. Thế nhưng khi sự cố xảy ra, họ thường viện nhiều lý do đổ lỗi cho khách quan, hoặc người lao động... Vì thế dẫu đúng hay sai, người lao động đều chịu thiệt thòi, bồi thường bao nhiêu cũng không thỏa đáng khi đã mất mạng. Để bảo vệ chính mình, trước khi làm việc, mỗi người nên tuân thủ quy trình bảo hộ an toàn lao động, kiểm tra kỹ điều kiện, phương tiện, vị trí làm việc để tránh bị thiệt mạng oan uổng.

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

 
  •  

Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất