Sinh Viên Đồng Tháp - Đại Học Cần Thơ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Chào mừng bạn đến với Forum của Liên chi hội Sinh viên Đồng Tháp tại Đại học Cần Thơ

Đăng Nhập

Quên mật khẩu



March 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar


You are not connected. Please login or register

Bí ẩn ngôi chùa trên vách núi

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1Bí ẩn ngôi chùa trên vách núi Empty Bí ẩn ngôi chùa trên vách núi Mon 09 Aug 2010, 1:22 pm

soi den

soi den
Vip Vip
Vip Vip

[b][b][b][b][b]GiadinhNet
- Tuổi đời trên 1.500 năm không phải là điều du khách quan tâm khi thăm
ngôi chùa Huyền Không ở Sơn Tây, Trung Quốc, bởi tất cả đều chú tâm đến
"dáng đứng" độc nhất vô nhị của nó giữa đất trời.
[b]Trơ gan cùng tuế nguyệt


Chùa Huyền Không nằm ở huyện Hỗn Nguyên tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Cái
tên mới nghe đã thấy thẫm đẫm triết lý Phật giáo, tuy nhiên, nếu chỉ có
thế thì chưa gây được nhiều ấn tượng khi có hàng ngàn, hàng vạn ngôi
chùa Phật giáo khắp thế giới.

Nhưng Huyền Không lại được ví như một trong 3 đại danh lầu Giang Nam,
Trung Quốc ở đời Đường. Ngôi chùa cách mặt đất khoảng 50m, bám vào vách
núi Hành Sơn cao hàng trăm mét. Nhìn từ xa, ta có cảm giác chùa như bị
dính chặt vào vách đá, như thể sẽ rơi rụng bất cứ lúc nào.

Huyền Không có lẽ là ngôi chùa "Tam giáo hợp nhất" duy nhất tại Trung
Quốc hiện nay - sự hợp nhất giữa Phật giáo, Đạo giáo (Lão giáo) và Nho
giáo. Chùa có hơn 40 phòng với khoảng 80 bức tượng được tạo khắc công
phu thuộc cả ba đạo giáo.

Vào hậu kỳ vương triều Bắc Ngụy, những người thợ tài ba xây ngôi chùa
này theo yêu cầu của Đạo giáo là "không nghe tiếng chim kêu chó sủa".
Chùa khuất sâu vào hẻm đá nên tránh được mưa nắng. Trải qua hơn nghìn
năm, Huyền Không vẫn đứng đó sừng sững như một sự thách thức.

Ngày nay, khi công nghệ xây dựng đã phát triển như thể cực thịnh, những
dấu hỏi lớn về ngôi chùa bí ẩn trên vách núi vẫn còn đó. Tại sao người
xưa lại xây Huyền Không trên vách núi mà không phải một địa điểm khác,
chùa được xây như thế nào mà có thể vững chãi qua hàng nghìn năm?

Bí ẩn ngôi chùa trên vách núi Chua2

Huyền Không Tự cheo leo giữa vách núi.
Đỉnh cao kiến trúc và xây dựng
Nhìn lên Huyền Không, biết bao nhiêu kiến trúc sư công trình, bao nhiêu
nhà thầu xây dựng đã tự hỏi mình rằng, "cách đây cả nghìn năm, họ đã
làm thế nào mà để lại cho hậu thế một tuyệt tác như vậy?". Những nghiên
cứu khảo sát đã được tiến hành trên ngôi chùa này và cũng không ít quan
điểm đánh giá ra đời.

Giả thuyết đầu tiên về nghệ thuật xây chùa Huyền Không mang tên "đòn
gánh sắt". Theo các chuyên gia, các "đòn gánh sắt" khổng lồ có nhiệm vụ
treo các căn điện, gác ngay sát vách núi. Lối đi bám vào vách núi được
làm bằng những chiếc dầm ngang (cũng được gọi là "đòn gánh sắt"). Chúng
chính là những thanh gỗ Sam cứng cáp, cắm sâu vào vách núi mà không bao
giờ bị mọt, mối. Toàn bộ ngôi chùa là một kết cấu gỗ, diện tích kiến
trúc rộng hơn 150 mét vuông.

Ngoài ra còn phải có 30 chiếc cột đứng vững chắc, bố trí hợp lý để làm
điểm tựa cho sàn, nâng đỡ toàn bộ ngôi chùa, cân bằng độ cao. Nhìn trên
ảnh, có thể thấy rõ những chiếc cột dài kéo suốt từ các tầng xuống vách
đá sát chân chùa. Thế nhưng, nhiều chiếc cột này lại được cho là chẳng
chịu một lực nào và chỉ góp phần làm huyền bí thêm cho Huyền Không.
[/b][/b][/b][/b][/b][/b]

http://lapvo-lonely.co.cc

soi den

soi den
Vip Vip
Vip Vip

[b][b][b][b][b]
Bí ẩn ngôi chùa trên vách núi Chua3

Ba điện phòng của Huyền Không tự.

Thực chất, 2/3 ngôi chùa đã nằm gọn trong vách đá với những chiếc đòn
sắt đỡ lực, 1/3 diện tích nhô ra không làm ảnh hưởng nhiều đến trọng
tâm của nó. Vì thế, Huyền Không sẽ không bao giờ rơi. Bên cạnh đó, vách
núi lại che chở ngôi chùa bớt đi sự khắc nghiệt của thời tiết, giúp
người tu hành tránh xa bụi trần, chuyên tâm ngộ giới.

Theo một đánh giá khác, kiến trúc hợp lý đã giúp ngôi chùa không chịu
áp lực lớn bởi trọng lượng con người khi lên chùa. Cổng chùa có một sân
hình chữ nhật dài gần 10m, rộng gần 3m, có thể chứa được mấy chục
người, còn các điện, lầu gác khác đều liên kết với nhau bằng hành lang
hẹp và thang treo. Du khách chỉ có thể đi theo hàng một vào chùa, vì
vậy không gây ra ùn tắc. Điều này giảm được trọng lực của du khách đối
với hành lang và thang treo.

Bí ẩn ngôi chùa trên vách núi D14chua1

Bên trong Huyền Không tự.
[b]Bí ẩn vẫn còn đó

Chùa Huyền Không có một kết cấu rất đặc biệt so với nhiều chùa khác. Đó
là "tam giáo hợp nhất". Tầng cao nhất phía Bắc chùa có một điện Tam
giáo. Trong đó thờ Phật tổ, Lão Tử, Khổng Tử đại diện cho ba tôn giáo
khác nhau.

Từ xưa đến nay, để giành sự sùng tín của dân chúng, Đạo Phật, Đạo giáo,
Nho giáo mỗi giáo phái đều có quan điểm riêng, tranh luận không ngừng.
Vì vậy, chùa trong thiên hạ phần lớn thờ một tôn giáo riêng.

Điều đặc biệt hơn cả, chùa Huyền Không có tới ba đạo ở chung một điện
thờ, thật là hiếm có. Chùa thờ 3 tôn giáo, được dân chúng càng yêu quý.
Đây cũng là một nguyên nhân chùa được bảo tồn hoàn hảo.

Xây dựng từ năm 491, tới nay, chùa Huyền Không - hay còn gọi là chùa
Treo (Hanging Temple) đã được chính xác 1.519 tuổi. Dĩ nhiên, sỏi đá
rồi cũng mòn và ngôi chùa đặc biệt này cũng sẽ phải xuống cấp, thậm chí
biến mất nếu không được nâng cấp.
[/b][/b][/b][/b][/b][/b]

http://lapvo-lonely.co.cc

soi den

soi den
Vip Vip
Vip Vip

[b][b][b][b][b]
Bí ẩn ngôi chùa trên vách núi Chua4

Những chiếc trụ đỡ nhô ra ngoài vách đá.

Mấy chục năm gần đây, người ta bắt đầu cảnh báo về khả năng sụp đổ của
Huyền Không tự, khi mà du khách ngày càng ùn ùn đổ về chiêm ngưỡng ngôi
chùa độc đáo và tìm hiểu bí ẩn kiến trúc bên trong nó.

Ngôi chùa đã được "nâng niu" hơn mỗi khi nó thêm một tuổi. Các nhà quản
lý đã phải áp dụng nhiều biện pháp để hạn chế tối đa tác động lực của
du khách lên công trình quý hiếm này, hoặc tìm cách gia cố các trụ đỡ,
thanh dầm để hạn chế rủi ro xảy đến.

“Dải cầu vồng” giữa lưng núi này đã già lắm, thậm chí khi còn "trẻ"
cũng không được xây để đón hàng trăm, hàng nghìn người mỗi ngày. Những
lo ngại về sự sụp đổ của ngôi chùa "Tam giáo hợp nhất" này không phải
là thiếu cơ sở.

Dẫu người ta có thể làm lại một công trình như thế ở độ cao hơn nữa,
nhưng chắc chắn là không đợi nổi cho nó được hàng trăm, hàng nghìn
tuổi. Và cũng không bao giờ biết tường tận lý do mà người xưa lại tìm
đến vách Hành Sơn này để xây một tuyệt tác như vậy.

[b]Việt Nguyễn (Tổng hợp)
[/b][/b][/b][/b][/b][/b]

http://lapvo-lonely.co.cc

Sponsored content



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

 
  •  

Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất